Nghiên cứu chính sách TGXH có nội hàm rất rộng, trong giới hạn của đề tài chỉ tập trung vào đánh giá chính sách. Hệ thống chính sách TGXH bao gồm 4 hợp phần: Chính sách TGXH thường xuyên tại cộng đồng; Chính sách TGXH đột xuất; Chính sách chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng; Chính sách chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở BTXH, nhà xã hội. Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu 2 nhóm chính sách TGXH - đây là 2 nhóm chính sách có đối tượng thụ hưởng ngoài cộng đồng, đó là: - Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng bao gồm các chính sách bộ phận như: Trợ cấp xã hội hàng tháng; Cấp thẻ bảo hiểm y tế; Trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề cho 6 nhóm đối tượng: (1) Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng; (2) Người từ 16 - 22 tuổi đang học phổ thông, học nghề, mất nguồn nuôi dưỡng; (3) Người nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; (4) Người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo; (5) Người cao tuổi; (6) Người khuyết tật được quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về chính sách TGXH đối với đối tượng BTXH. - Chính sách chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng bao gồm: Chế độ đối với đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và chế độ đối với hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng. Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá chính sách TGXH cho đối tượng BTXH giai đoạn từ 2015 đến nay và đề xuất phương hướng giải pháp đến năm 2025. Lý giải cho việc lựa chọn mốc thời gian này bởi năm 2015 bắt đầu thực hiện Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách TGXH đối với đối tượng BTXH |