Chương 1: Tổng quan lý thuyết về tăng trưởng xanh và hệ thống tiêu chí, các chỉ tiêu để đo lường tăng trưởng xanh. Trong chương này, đề tài đã định nghĩa tăng trưởng xanh; đồng thời, đề tài đã xác định hệ thống tiêu chí và các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng xanh trên địa bàn TP.HCM. Chương 2: Phân tích thực trạng tăng trưởng xanh trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2005-2013. Trong chương này, đề tài đã phấn tích thực trạng tăng trưởng xanh trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2005-2013, cụ thể như sau: Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, hành vi tiêu dùng xanh của cộng đồng dân cư Thành phố đã dần dần được hình thành và chuyển biến rõ nét. Cụ thể, xu hướng sử dụng các dạng năng lượng tái tạo như điện mặt trời ngày càng phổ biến; hiệu quả sử dụng các loại năng lượng để sản xuất ra một đơn vị GDP đạt cao; tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải răn y tế đạt 100%. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất xanh còn hạn chế. Cụ thể hoạt động sản xuất công nghiệp tại các cụm công nghiệp và cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp xen cài trong khu dân cư còn làm tăng phát thải khí CO2, khí SO2, nồng độ bụi PM10, nồng độ BOD5, hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS trung bình năm; tỷ lệ xử lý khí thải, nước thải ngoài các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao đạt thấp, chưa đạt quy chuẩn quốc gia. Chương 3: Định hướng tăng trưởng xanh. Những giải pháp nhằm triển khai thực hiện định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn TP.HCM đến năm 2020. Trong chương này, đề tài đã định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn TP.HCM đến năm 2020; đồng thời đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm định hướng tăng trưởng xanh trên địa bàn Thành phố. |