Nghị quyết số 36 – NQ /TW ngày 26 tháng 3 năm 2004 của Bộ Chính trị đã khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà Nước nhất quán NVNoNN là bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam. Kiều hối là nguồn đóng góp quan trọng nhất và lớn nhất hiện nay của kiều bào. Trong suốt những năm qua lượng kiều hối gởi về thành phố bằng đường chính thức qua ngân hàng luôn tăng qua các năm và chiếm trên 60% kiều hối của cả nước. Lượng kiều hối này thúc đẩy mạnh mẽ các thị trường hàng hóa dịch vụ trên địa bàn và tăng trưởng kinh tế của thành phố. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, khả năng điều tiết, định hướng và hấp thụ nguồn lực này vẫn chưa thực sự tốt dẫn đến tình trạng một nguồn lớn vốn tập trung vào một loại thị trường khiến tạo nên những cơn sốt như thị trường, bất động sản, thị trường chứng khoán khiến công tác quản lý, ổn định nền kinh tế gặp khó khăn. Đây là mặt trái của vai trò kiều hối và là cảnh báo cho công tác quản lý của chính quyền địa phương. Đầu tư trực tiếp của người VNoNN thông qua các dự án và thành lập doanh nghiệp có vốn kiều bao có bước phát triển trong những năm qua nhưng nhìn chung chưa tương xứng với nguồn lực của NVNoNN. Những quy định gần đây lại có phần bất lợi khi đặt chung người VNoNN nằm trong nhóm đầu tư của người nước ngoài do đó dẫn đến một số lượng không nhỏ kiều bào muốn đầu từ phải thông qua thân nhân trong nước nên dễ dẫn tới trình trạng tranh chấp khi có mẫu thuẩn lợi ích phát sinh. Với ước tính mỗi năm có khoảng gần nữa triệu lượt người về thăm quê hương một nguồn lực rất lớn đối với phát triển du lịch của thành phố, cho dù người VNoNN có ở nhiều tỉnh thành khác nhau thì phần lớn trong số đó vẫn quá cảnh qua cảng hàng không Tân Sơn Nhất, những dịch vụ lưu trú, tour du lịch ngắn ngày, nhà hàng khách sạn có điều kiện phát triển. Hơn nữa đây là những đối tượng có xu hướng sử dụng các dịch vụ cao cấp, với chi phí tiêu dùng khá cao nhờ đó mà dịch vụ du lịch của thành phố luôn giữ được mức độ tăng trưởng ngay cả trong những thời điểm kinh tế khó khăn. Nguồn lực chất xám của được xem là một thế mạnh của VNoNN với đội ngũ tri thức đông đảo học tập và làm việc ở các quốc gia phát triển, tuy nhiên việc vận động, sử dụng nguồn lực này vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng. Các điều kiện về cơ sở vật chất, đảm bảo đời sống và bố trí công việc cho các nhà khoa học vẫn chưa đủ hấp dẫn để có thể thu hút nhiều các nhà khoa học về nước làm việc. Tóm lại, tiềm lực của người VNoNN là rất lớn và trong những năm qua đã không ngừng đóng góp cho sự phát triển của thành phố ở nhiều hình thức khác nhau, trong tương lai gần nguồn lực này sẽ còn tiếp tục phát huy và là nhân tố có tính chất đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế của thành phố ngay cả trong những giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế. Tuy nhiên để khai thác có hiệu quả nguồn lực này thành phố cũng cần phải có sự quan tâm, đầu tư hơn nữa trong việc quản lý, định hướng và sử dụng các nguồn lực mà người VNoNN mang về đóng góp cho đất nước. |